Trang chủ Pháp luật đại cương
Thí sinh đọc kỹ đề trước khi làm bài.
Tổng số câu hỏi: 39 <p><strong> Câu 1:</strong></p> <p>Tổ chức được thành lập hợp pháp là tổ chức có tư cách pháp nhân.</p>
<p><strong> Câu 2:</strong></p> <p>Chỉ tổ chức có tư cách pháp nhân mới được tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập.</p>
<p><strong> Câu 3:</strong></p> <p>Khi tham gia quan hệ pháp luật, Nhà nước bình đẳng với các chủ thể khác về quyền và nghĩa vụ.</p>
<p><strong> Câu 4:</strong></p> <p>Trong tất cả các quan hệ pháp luật mà Nhà nước tham gia, Nhà nước có địa vị pháp lý bình đẳng với các chủ thể khác.</p>
<p><strong> Câu 5:</strong></p> <p>Ở nước ta, sự kiện pháp lý làm phát sinh quan hệ hôn nhân là sự kiện đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền và tổ chức lễ cưới tại gia đình.</p>
<p><strong> Câu 6:</strong></p> <p>Ở nước ta, sự kiện pháp lý làm chấm dứt quan hệ hôn nhân là sự kiện Tòa án ra bản án, quyết định chấp nhận cho hai bên ly hôn.</p>
<p><strong> Câu 7:</strong></p> <p>Anh A đốt nến, lửa bắt vào rèm cửa gây cháy nhà anh A và một số nhà hàng xóm là sự biến pháp lý.</p>
<p><strong> Câu 8:</strong></p> <p>Hỏa hoạn, lũ lụt là sự biến pháp lý.</p>
<p><strong> Câu 9:</strong></p> <p>Mưa, gió, sấm, chớp là sự biến pháp lý.</p>
<p><strong> Câu 10:</strong></p> <p>Cháy rừng là sự biến pháp lý.</p>
<p><strong> Câu 11:</strong></p> <p>Hành vi trái pháp luật là hành vi vi phạm pháp luật.</p>
<p><strong> Câu 12:</strong></p> <p>Hành vi vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật.</p>
<p><strong> Câu 13:</strong></p> <p>Thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật gây ra phải là thiệt hại về vật chất.</p>
<p><strong> Câu 14:</strong></p> <p>Hành vi trái với đạo đức, chuẩn mực thông thường trong xã hội là hành vi vi phạm pháp luật.</p>
<p><strong> Câu 15:</strong></p> <p>Chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý mà thực hiện hành vi trái pháp luật thì vi phạm pháp luật.</p>
<p><strong> Câu 16:</strong></p> <p>Cấu thành của vi phạm pháp luật bao gồm mặt chủ thể, mặt chủ quan, chủ thể và khách thể của vi phạm pháp luật.</p>
<p><strong> Câu 17:</strong></p> <p>Không biết trước hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội thì không được coi là có lỗi.</p>
<p><strong> Câu 18:</strong></p> <p>A đánh B gây thương tích thì khách thể bị xâm hại là B.</p>
<p><strong> Câu 19:</strong></p> <p>A có hành vi trộm cắp máy laptop của B thì khách thể bị xâm hại là cái máy laptop.</p>
<p><strong> Câu 20:</strong></p> <p>C (tâm thần) dùng gậy đánh nhiều nhát vào người D là hành vi vi phạm pháp luật.</p>
<p><strong> Câu 21:</strong></p> <p>N (13 tuổi) có hành vi trộm cắp tài sản (trị giá 250 triệu đồng) của gia đình ông P là hành vi vi phạm pháp luật hình sự.</p>
<p><strong> Câu 22:</strong></p> <p>M (15 tuổi) có hành vi trộm cắp tài sản (trị giá 50 triệu đồng) của gia đình ông Q là hành vi vi phạm pháp luật.</p>
<p><strong> Câu 23:</strong></p> <p>M (15 tuổi) có hành vi trộm cắp tài sản (trị giá 50 triệu đồng) của gia đình ông Q là hành vi vi phạm pháp luật hình sự.</p>
<p><strong> Câu 24:</strong></p> <p>Hành vi trộm cắp tài sản là hành vi vi phạm pháp luật hình sự.</p>
<p><strong> Câu 25:</strong></p> <p>Hậu quả là yếu tố bắt buộc phải có đối với các hành vi vi phạm pháp luật.</p>
<p><strong> Câu 26:</strong></p> <p>A (15 tuổi) đánh B gây tổn hại 5% sức khỏe của B là hành vi vi phạm pháp luật.</p>
<p><strong> Câu 27:</strong></p> <p>A (13 tuổi) đánh B gây tổn hại Nhận định 50% sức khỏe của B là hành vi vi phạm pháp luật.</p>
<p><strong> Câu 28:</strong></p> <p>A (18 tuổi) đánh B gây tổn hại 5% sức khỏe của B là hành vi vi phạm pháp luật hình sự.</p>
<p><strong> Câu 29:</strong></p> <p>Hành vi cố ý đánh người gây thương tích là hành vi vi phạm pháp luật hình sự.</p>
<p><strong> Câu 30:</strong></p> <p>Mỗi hành vi vi phạm pháp luật chỉ phải chịu một loại trách nhiệm pháp lý.</p>
<p><strong> Câu 31:</strong></p> <p>Trách nhiệm hình sự là loại trách nhiệm pháp lý nghiêm khắc nhất.</p>
<p><strong> Câu 32:</strong></p> <p>Một hành vi vi phạm pháp luật có thể phải chịu đồng thời nhiều loại trách nhiệm pháp lý khác nhau.</p>
<p><strong> Câu 33:</strong></p> <p>Một hành vi vi phạm pháp luật có thể phải chịu đồng thời trách nhiệm pháp lý hình sự và hành chính.</p>
<p><strong> Câu 34:</strong></p> <p>Một hành vi vi phạm pháp luật có thể phải chịu đồng thời trách nhiệm pháp lý hình sự và dân sự.</p>
<p><strong> Câu 35:</strong></p> <p>Mọi hành vi vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm pháp lý.</p>
<p><strong> Câu 36:</strong></p> <p>Toà án là cơ quan duy nhất có thẩm quyền truy cứu trách nhiệm pháp lý đối với các hành vi vi phạm pháp luật.</p>
<p><strong> Câu 37:</strong></p> <p>Hiến pháp là văn bản pháp luật có hiệu lực pháp lý tối cao trên lãnh thổ mỗi quốc gia.</p>
<p><strong> Câu 38:</strong></p> <p>Người làm việc trong cơ quan nhà nước là cán bộ, công chức nhà nước.</p>
<p><strong> Câu 39:</strong></p> <p>Nếu xác định một hành vi vi phạm pháp luật là hành vi vi phạm pháp luật hành chính thì không được áp dụng hình phạt đối với người vi phạm.</p>