Thi thử trắc nghiệm ôn tập môn Báo cáo tài chính hợp nhất - Chương 4: Bút Toán
Thí sinh đọc kỹ đề trước khi làm bài.
Tổng số câu hỏi: 15
<p><strong>Câu 1.</strong> Ngày 1/1/20X6, P Co có năm tài chính kết thúc ngày 31/12) mua 75% cổ phần của S Co. S Co có hai bộ phận: Vận tải và Thương mại, có dòng tiền độc lập nên thỏa mãn là đơn vị tạo tiền theo IAS 36. P Co lựa chọn đo lường lợi ích của cổ đông không kiểm soát vào ngày mua theo giá trị hợp lý. Toàn bộ lợi thế thương mại vào ngày mua là 4.000.000\$, được phân bổ cho bộ phận Vận tải là 1.500.000\$ và bộ phận Thương Mại là 2.500.000\$. Ngoài ra, tại ngày mua, toàn bộ tài sản thuần của S có giá trị hợp lý bằng giá trị ghi sổ, ngoại trừ hàng tồn kho (thuộc bộ phận Thương mại) có gía trị ghi sổ thấp hơn giá trị hợp lý là 400.000\$. 70% số hàng này đã được bán ra vào năm 20X7, số còn lại vẫn tồn kho cho đến ngày 31/12/20X8. Ngày 31/12/X8, P Co lần đầu tiên đánh giá tổn thất lợi thế thương mại với các thông tin liên quan như sau: Vào ngày 31/12/20X8: (1) Giá trị ghi sổ tài sản thuần của bộ phận Vận tải Dich vụ là: 10.000.000\$ và bộ phận Thương mại là 15.000.000 ; (2) Giá trị hợp lý của bộ phận Vận tải là: 9.000.000\$ và bộ phận Thương mại là 17.000.000; (3) Giá trị sử dụng của bộ phận Vận tải là: 8.500.000\$ và bộ phận Thương mại là 16.500.000. Thuế suất 20%. Tổn thất lợi thế thương mại của từng bộ phận Vận tải và Thương mại lần lượt là: </p>
<p><strong>Câu 2.</strong> Ngày 1/7/2018, Công Ty P (năm tài chính kết thúc ngày 31/12) vừa phát hành 1.000.000 cổ phiếu (giá trị hợp lý 10\$/CP) và chi 12.000.000 \$ để sở hữu 70% cổ phiếu của công ty S. Khi đó, vốn chủ sở hữu của S bao gồm: vốn góp cổ phần 15.000.000 \$ và Lợi nhuận giữ lại là 2.000.000 \$ và giá trị hợp lý lợi ích cổ đông không nắm quyền kiểm soát (NCI) là 7.000.000 \$. Ngoài ra, chênh lệch giá trị hợp lý so với giá trị ghi sổ các tài sản và nợ phải trả của Công ty S bao gồm: </p><p>(1) Tài sản cố định hữu hình giảm 200.000\$; </p><p>(2) bất động sản đầu tư tăng 1.000.000 \$; </p><p>(3) Hàng tồn kho tăng 250.000 \$.</p><p>Ngoài ra còn có một dự án nghiên cứu và phát triển và một khoản nợ tiềm tàng chưa được Công ty S ghi nhận nhưng có giá trị hợp lý lần lượt là 1.000.000 \$ và 900.000 \$. </p><p>Năm 2018 và 2019 lợi thế thương mại đã bị tổn thất 20% và 25% (giá trị ban đầu). Thuế suất 20%. Số dư lợi thế thương mại theo phương pháp toàn bộ trên Bảng cân đối hợp nhất ngày 31/12/2019 là: </p>
<p><strong>Câu 3.</strong> Vào ngày 1/1/20X1 (ngày mua), Công ty P (có năm tài chính kết thúc ngày 31/12) nắm được quyền kiểm soát Công ty S thông qua sở hữu 60% vốn góp cổ phần Công ty này. Khi đó, giá trị ghi sổ tài sản và nợ phải trả của Công ty S bằng giá trị hợp lý, ngoại trừ một khoản nợ tiềm tàng (do công ty S đang bị khách hàng X kiện) chưa được ghi nhận có giá trị hợp lý là 10 ĐVT. Thuế suất 20%. Trong năm 20X2, Công ty S đã ghi nhận một khoản dự phòng nợ phải trả cho khách hàng X theo quyết định của Tòa án với giá trị 8 ĐVT. Chênh lệch giá trị hợp lý tài sản thuần của công ty S vào ngày mua còn lại trên báo cáo tài chính hợp nhất của năm tài chính kết thúc ngày 31/12/20X2 là: </p>
<p>Câu 4. Ngày 1/1/20X1 P mua 100% lợi ích (VCSH) của S với giá \$ 450.000. Vào ngày này, chênh lệch giá trị hợp lý tài sản thuần của S chỉ bao gồm 1 thiết bị sản xuất như sau: Nguyên giá: 100.000 \$, hao mòn lũy kế: 30.000\$, giá trị hợp lý: 150.000\$. Tài sản này có thời gian sử dụng còn lại 5 năm kể từ ngày mua. Ngoài ra, vào ngày mua, vốn chủ sở hữu của S gồm: (1) vốn góp cổ phần: 190.000 \$ và (2) lợi nhuận giữ lại: 5.000\$. </p><p>Trong năm 20X1 lợi thế thương mại bị tổn thất so với giá trị ban đầu là 30%, năm 20X2 tổn thất 10% giá trị ban đầu. Thuế suất 20%. Năm tài chính kết thúc ngày 31/12. Lợi thế thương mại trình bày trên Báo cáo tài chính hợp nhất theo phương pháp toàn bộ. Bút toán ghi nhận tổn thất lợi thế thương mại trên sổ hợp nhất năm 20X2 là:</p>
<p><strong>Câu 5.</strong> Ngày 01/01/20X1, công ty M mua 60% lợi ích trong công ty C, M kiểm soát C. Tất cả các tài sản và nợ phải trả của công ty C đều được ghi nhận theo giá trị hợp lý ngoại trừ hàng tồn kho có giá trị hợp lý cao hơn giá sổ sách là 80 tỷ đồng. Lô hàng này lần lượt được bán 50% và 10% trong các năm 20X1 và 20X2. Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 30%. Phát biểu nào sau đây là đúng: </p>
<p><strong>Câu 6.</strong> Ngày 1/7/20X6, P Co có năm tài chính kết thúc ngày 31/12) chính thức bắt đầu kiểm soát S Co. S Co có hai bộ phận: Dịch vụ và Sản xuất, có dòng tiền độc lập nên thỏa mãn là đơn vị tạo tiền theo IAS 36. P Co lựa chọn đo lường lợi ích của cổ đông không kiểm soát vào ngày mua theo giá trị hợp lý. Tổng lợi thế thương mại của toàn bộ công ty S vào ngày mua là 6.000.000 \$, được phân bổ cho bộ phận Dịch vụ là 2.500.000\$ và bộ phận Sản xuất là 3.500.000\$. Ngoài ra, tại ngày mua, toàn bộ tài sản thuần của S có giá trị hợp lý bằng giá trị ghi sổ, ngoại trừ tòa nhà văn phòng (thời gian khấu hao còn lại 10 năm) có gía trị ghi sổ thấp hơn giá trị hợp lý là 200.000\$. Sau ngày mua, P Co lần đầu tiên đánh giá tổn thất lợi thế thương mại vào ngày 31/12/X8 với các thông tin liên quan như sau: (1) Giá trị ghi sổ tài sản thuần của bộ phận Dich vụ là: 12.000.000\$ và bộ phận sản xuất là 15.000.000. Giá trị toàn nhà văn phòng phân bổ đều cho hai bộ phận (đơn vị tạo tiền); (2)Giá trị hợp lý của bộ phận Dịch vụ là: 13.000.000\$ và bộ phận Sản xuất là 18.000.000; (3) Giá trị sử dụng của bộ phận Dịch vụ là: 13.500.000\$ và bộ phận Sản xuất là 17.000.000. Thuế suất 20%. Tổn thất lợi thế thương mại của từng bộ phận Dịch vụ và Sản xuất lần lượt là </p>
<p><strong>Câu 7.</strong> Ngày 01/01/20X0, công ty M mua 70% lợi ích trong công ty C, M kiểm soát C. Tất cả các tài sản và nợ phải trả của công ty C đều được ghi nhận theo giá trị hợp lý ngoại trừ hàng tồn kho có giá trị hợp lý thấp hơn giá sổ sách là 100 tỷ đồng. Trong năm 20X1, 40% lô hàng này đã bán. Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 20%. Trên báo cáo tài chính hợp nhất của năm tài chính kết thúc ngày 31/12/20X1 bao gồm:</p>
<p><strong>Câu 8. </strong>Ngày 1/1/20X1 P mua 80% lợi ích (VCSH) của S với giá \$ 250.000. Giá trị hợp lý lợi ích cổ đông không kiểm soát vào ngày mua là 60.000 \$. Vào ngày này, chênh lệch giá trị hợp lý tài sản thuần của S chỉ bao gồm 1 thiết bị sản xuất như sau: Nguyên giá: 100.000 \$, hao mòn lũy kế: 30.000\$, giá trị hợp lý: 50.000\$. Tài sản này có thời gian sử dụng còn lại 5 năm kể từ ngày mua. Ngoài ra, vào ngày mua, vốn chủ sở hữu của S gồm: (1) vốn góp cổ phần: 190.000 \$ và (2) lợi nhuận giữ lại: 5.000\$. Trong năm 20X1 lợi thế thương mại bị tổn thất so với giá trị ban đầu là 30%, năm 20X2 không bị tổn thất. Thuế suất 20%. Năm tài chính kết thúc ngày 31/12. Lợi thế thương mại trình bày trên Báo cáo tài chính hợp nhất theo phương pháp toàn bộ. Bút toán ghi nhận tổn thất lợi thế thương mại trên sổ hợp nhất năm 20X2 là:</p>
<p><strong>Câu 9.</strong> Vào ngày 1/1/20X1 (ngày mua), Công ty P (có năm tài chính kết thúc ngày 31/12) nắm được quyền kiểm soát Công ty S thông qua sở hữu 80% vốn góp cổ phần Công ty này. Khi đó, giá trị ghi sổ tài sản và nợ phải trả của Công ty S bằng giá trị hợp lý, ngoại trừ một thiết bị sản xuất có nguyên giá: 200 ĐVT, hao mòn lũy kế: 80 ĐVT, Giá trị hợp lý: 100 ĐVT. Công ty S trích khấu hao tài sản này theo phương pháp tuyến tính với thời gian kể từ ngày 1/1/20X1 là 4 năm. Thuế suất 20%. Chênh lệch giá trị hợp lý tài sản thuần của công ty S vào ngày mua còn lại trên báo cáo tài chính hợp nhất của năm tài chính kết thúc ngày 31/12/20X3 là: </p>
<p><strong>Câu 10.</strong> Vào ngày 1/1/20X1 (ngày mua), Công ty P (có năm tài chính kết thúc ngày 31/12) nắm được quyền kiểm soát Công ty S thông qua sở hữu 80% vốn góp cổ phần Công ty này. Khi đó, giá trị ghi sổ tài sản và nợ phải trả của Công ty S bằng giá trị hợp lý, ngoại trừ một thiết bị sản xuất có nguyên giá: 200 ĐVT, hao mòn lũy kế: 80 ĐVT, Giá trị hợp lý: 100 ĐVT. Công ty S trích khấu hao tài sản này theo phương pháp tuyến tính với thời gian kể từ ngày 1/1/20X1 là 4 năm. Thuế suất 20%. Chênh lệch giá trị hợp lý tài sản thuần của công ty S vào ngày mua còn lại trên báo cáo tài chính hợp nhất của năm tài chính kết thúc ngày 31/12/20X2 là:</p>
<p><strong>Câu 11.</strong> Vào ngày 1/1/20X0, Công ty P (có năm tài chính kết thúc ngày 31/12) nắm được quyền kiểm soát Công ty S thông qua sở hữu 60% vốn góp cổ phần Công ty này. Khi đó, giá trị ghi sổ tài sản và nợ phải trả của Công ty S bằng giá trị hợp lý, ngoại trừ một lô hàng tồn kho có giá trị ghi sổ là 100 ĐVT, giá trị hợp lý là 80ĐVT. Trong hai năm 20X0 và 20X1, lô hàng này được bán ra ngoài lần lượt 25% và 30%. Số dư khoản mục hàng tồn kho ngày 31/12/20X1 của Công ty P và Công ty S lần lượt là 1.000 ĐVT và 300 ĐVT. Thuế suất 20%. Giá trị khoản mục hàng tồn kho trên Bảng cân đối hợp nhất cho năm tài chính kết thúc ngày 31/12/20X1 là: </p>
<p><strong>Câu 12.</strong> Phát biểu nào sau đây là sai:</p>
<p><strong>Câu 13.</strong> Ngày 01/01/2020, Công ty M (có năm tài chính kết thúc ngày 31/12) mua 100% cổ phiếu công ty C. Tại ngày mua, tài sản thuần của C có giá trị ghi sổ bằng giá trị hợp lý, ngoại trừ khoản nợ tiềm tàng 2 tỷ đồng liên quan đến 1 vụ kiện chưa được ghi nhận vào Bảng cân đối kế toán của C. Vụ kiện đã được Tòa án ra quyết định vào ngày 27/04/20x1: Công ty C phải thanh toán 2,6 tỷ đồng. Thuế suất 20%. Việc xử lý khoản nợ tiềm tàng này tác động như thế nào trên báo cáo tài chính hợp nhất năm tài chính kết thúc ngày 31/12/2021.</p>
<p><strong>Câu 14.</strong> Ngày 01/01/20x0, Công ty M mua lại 100% công ty C với giá 8 tỷ đồng. Tại ngày mua, công ty C có giá trị vốn chủ sở hữu là 10 tỷ đồng. Tài sản thuần của C khi đó có giá trị ghi sổ bằng giá trị hợp lý, ngoại trừ khoản nợ tiềm tàng 1 tỷ đồng liên quan đến 1 vụ kiện chưa được ghi nhận vào Bảng cân đối kế toán của C. Vụ kiện này đã được phân xử vào ngày 27/04/20x1, theo đó, công ty M phải thanh toán 600 triệu đồng. Bút toán điều chỉnh trên sổ hợp nhất liên quan đến việc xử lý khoản nợ tiềm tàng này tác động như thế nào trên báo cáo tài chính hợp nhất năm 20x1? Biết rằng, thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 20%.</p>
<p><strong>Câu 15.</strong> Ngày 1/1/X0, công ty M (năm tài chính kết thúc ngày 31/12) mua 60% vốn cổ phần trong công ty C và có quyền kiểm soát cty C. Tại ngày mua có thông tin sau: Vốn đầu tư chủ sở hữu 350 tỉ đồng, Lợi nhuận giữ lại 50 tỉ đồng. Ngoài ra có một TSCĐ vô hình có giá trị hợp lý lớn hơn giá trị ghi sổ là 100 tỉ đồng, tài sản này được phân bổ trong 5 năm kể từ ngày mua. Lợi nhuận giữ lại của công ty B cho các năm tài chính kết thúc vào các ngày 31/12/X0 và 31/12/X1 lần lượt: 80 tỉ đồng và 100 tỉ đồng. Cả ba năm đều không có tổn thất lợi thế thương mại. Lợi nhuận sau thuế của C năm X2 là 42 tỷ đồng, và chia cổ tức 5 tỷ đồng. Thuế suất 20%. Giá trị lợi ích của cổ đông không kiểm soát (NCI) trình bày theo phương pháp tỷ lệ vào ngày mua và ngày 31/12/X2 lần lượt là (Đvt: tỷ đồng): </p>