PHẦN I. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án.
Tổng số câu hỏi: 0
Câu 1: Vai trò quan trọng nhất của pha S trong chu kỳ tế bào là gì?
A. Tổng hợp protein. B. Nhân đôi DNA.
C. Phân chia tế bào chất. D. Hình thành thoi phân bào.
Câu 2: Hình dưới đây thể hiện các giai đoạn của các cơ chế di truyền xảy ra trong tế bào. Nếu quá trình
di chuyển mRNA từ nhân ra tế bào chất bị gián đoạn, điều gì sẽ xảy ra?
Câu 3: Hình bên dưới mô tả cơ chế trao đổi cation trên bề mặt hạt keo đất. Bề mặt hạt keo mang điện tích
âm nên nó có thể hút các ion mang điện tích dương (cation). Quá trình trao đổi cation giúp duy trì sự cân
bằng dinh dưỡng trong đất, đảm bảo cây trồng tiếp cận được các ion cần thiết như K+, Ca2+, và Mg2+.Một nông dân muốn cải thiện khả năng giữ dinh dưỡng cho đất. Họ nên làm gì?
Câu 4: Quá trình hô hấp ở thực vật giải phóng năng lượng bằng cách:
Câu 5: Cơ quan nào dưới đây thuộc nhóm cơ quan tương đồng?
Câu 6: Trong hệ thống phân loại sinh giới, loài chuột và loài người có mối quan hệ
Câu 7: Tiến hóa nhỏ có thể dẫn đến tiến hóa lớn khi:
Câu 8: Trong các hiện tượng sau, hiện tượng nào là ví dụ điển hình của di nhập gen?
Câu 9: Một quần thể người đang ở trạng thái cân bằng di truyền, tần số người bị mắc một bệnh di truyền
đơn gen là 9%. Phả hệ dưới đây cho thấy một số thành viên (màu đen) bị một bệnh này. Kiểu hình của
người có đánh dấu (?) là chưa biết.Xác suất cá thể con III (?) bị bệnh chiếm tỷ lệ bao nhiêu?
Câu 10: Đặc điểm nào sau đây phân biệt hội chứng Down và hội chứng Turner?
Nhà sinh thái học Joseph Connell đã tiến hành nghiên cứuvề hai loài hà sống ở biển là Chthamalus stellatus và Balanus balanoides. Hai loài này phân bố ở các tầng
cao thấp khác nhau trên vách đá dọc theo bờ biển Scotland. Loài Chthamalus thường sống ở vùng cao hơn
so với loài Balanus phân bố ở các khu vực thấp hơn. Để kiểm tra xem sự phân bố của loài Chthamalus có
bị ảnh hưởng bởi cạnh tranh từ loài Balanus hay không, Connell đã thực hiện một thí nghiệm bằng cách
loại bỏ loài Balanus khỏi một số khu vực trên vách đá (hình bên dưới).Câu 11: Loài Chthamalus được xếp vào mối quan hệ sinh thái nào so với loài Balanus?
Nhà sinh thái học Joseph Connell đã tiến hành nghiên cứu
về hai loài hà sống ở biển là Chthamalus stellatus và Balanus balanoides. Hai loài này phân bố ở các tầngcao thấp khác nhau trên vách đá dọc theo bờ biển Scotland. Loài Chthamalus thường sống ở vùng cao hơn
so với loài Balanus phân bố ở các khu vực thấp hơn. Để kiểm tra xem sự phân bố của loài Chthamalus có
bị ảnh hưởng bởi cạnh tranh từ loài Balanus hay không, Connell đã thực hiện một thí nghiệm bằng cách
Câu 12: Sự cạnh tranh giữa loài Chthamalus và Balanus có thể ảnh hưởng như thế nào đến hệ sinh thái vùng thủy triều?loại bỏ loài Balanus khỏi một số khu vực trên vách đá (hình bên dưới).Câu 12: Sự cạnh tranh giữa loài Chthamalus và Balanus có thể ảnh hưởng như thế nào đến hệ sinh thái
vùng thủy triều?
Câu 13: Công nghệ DNA tái tổ hợp được ứng dụng để:
Câu 14: Một bé gái sơ sinh được đưa đến bệnh viện sau khi xuất hiện các triệu chứng bất thường nhưgiảm cân nghiêm trọng, kém phát triển trí tuệ, và gan to. Qua xét nghiệm máu, bác sĩ phát hiện hàm lượng
galactose-1-phosphate (Galactose -1-P) trong cơ thể bé tăng cao, gây tích lũy độc tố và ức chế cácenzyme chuyển hóa khác. Bác sĩ nghi ngờ bé mắc hội chứng galactosemia - một bệnh di truyền bẩm sinh
liên quan đến sự thiếu hụt enzyme galactose-1-phosphate uridyl transferase, dẫn đến rối loạn khả năng
chuyển hóa galactose (hình bên dưới). Gia đình cho biết bé bú sữa mẹ từ khi sinh ra. Sau khi phân tích
nguyên nhân.Bác sĩ khuyến nghị gì đối với trẻ bị hội chứng galactosemia?
Câu 15: Trong quá trình nhân bản vô tính, tế bào nào được sử dụng để tạo ra một bản sao của sinh vật?
Câu 16: Nhiễm sắc thể Philadelphia là kết quả của một đột biến chuyển vị giữa nhiễm sắc thể 9 và 22, dẫn đến sự tạo thành gene BCR-ABL. Bệnh nhân mang đột biến nhiễm sắc thể nói trên mang gene BCR- ABL tạo ra một protein có hoạt tính kinase cao, kích thích sự phát triển và phân chia không kiểm soát của tế bào bạch cầu. Đây là nguyên nhân chính gây ra bệnh ung thư máu ác tính. Nếu bệnh nhân này được kiểm soát tốt trong giai đoạn mạn tính vẫn có thể sinh con bình thường. Tỷ lệ giao tử mang đột biến NST là
Dùng thông tin sau để trả lời câu 17 và câu 18: Sơ đồ dưới đây mô tả dòng năng lượng và chu trình vật chất trong hệ sinh thái Câu 17: Bậc dinh dưỡng nào trong sơ đồ trên thường có lượng năng lượng thấp nhất?
Câu 18: Nhận định nào sau đây không đúng?
PHẦN II. Thi sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thi sinh chọn đúng hoặc sai.
Tổng số câu hỏi: 0
Câu 1: Ở một loài động vật, màu lông được quy định bởi một gen với 4 allele nằm trên nhiễm sắc thể
thường. Allele A1 xác định màu lông xám đậm, trội hoàn toàn so với các allele A2, A3 và A4. Allele A2
quy định màu lông xám nhạt, trội hoàn toàn so với A3 và A4. Allele A3 quy định lông trắng nhưng có màu
đen ở tai, đuôi, chân và mõm, trội hoàn toàn so với allele A4 tạo kiểu hình bạch tạng. Sự biểu hiện của
allele A3 phụ thuộc vào nhiệt độ, với enzyme do allele này quy định không hoạt động khi nhiệt độ vượt
quá 35°C. Do đó, kiểu hình do allele A3 chỉ xuất hiện khi nhiệt độ thấp hơn 35°C.
a) Kiểu hình lông xám nhạt có nhiều kiểu gen nhất.
b) Ở nhiệt độ 370C, phép lai A3A4 x A3A4 cho thế hệ con có kiểu hình lông bạch tạng chiếm 25%.
c) Phép lai A1A2 x A3A4 cho đời con không có kiểu hình bạch tạng dù nuôi ở bất kì điều kiện nào.
d) Ở nhiệt độ 350C, kiểu gen A2A3 và A3A4 có kiểu hình khác nhau.
Câu 2: Tỷ lệ giới tính ở các loài khác nhau thì thường khác nhau và mang tính đặc trưng cho mỗi loài.Trong cùng một loài, tỷ lệ giới tính cũng có thể khác biệt ở các nhóm tuổi khác nhau. Các hình bên mô tả
tỷ lệ đực/cái ở các loài chim khác nhau theo độ tuổi, hình (a) ở các con non và hình (b) ở các con trưởngthành.
a) Tỷ lệ giới tính của chim non cân bằng hơn so với chim trưởng thành.
b) Không có sự khác biệt đáng kể về tỷ lệ tử vong giữa chim đực và chim cái.
c) Ở các loài động vật có vú, tỷ lệ giới tính có xu hướng thay đổi theo hướng con cái chết nhiều hơn do
chúng tiêu tốn nhiều năng lượng khi chăm sóc con non.
d) Trong quần thể thực vật, sự chết đi của các cây trưởng thành lại cần thiết cho sự phát triển của cây để duy trì số lượng quần thể cây.
Câu 3: Hình bên dưới mô tả vòng tuần hoàn phổi và vòng tuần hoàn hệ thống ở người.
a) Hệ tuần hoàn có nhiệm vụ chính là vận chuyển máu chứa oxy, chất dinh dưỡng đến các mô và lấy đi cácsản phẩm chuyển hóa.
b) Máu trong động mạch giàu O2, máu trong tĩnh mạch giàu CO2.
c) Đường đi của máu từ tâm thất trái đi ra là động mạch chủ.
d) Chức năng của các van tim trong hệ tuần hoàn là điều hòa nhịp tim.
Câu 4: Sơ đồ dưới đây thể hiện các cơ chế di truyền ở câp độ phân tử:
a) Nếu gene 1 nhân đôi 10 lần thì các gene 2 và 3 cũng nhân đôi 10 lần.
b) Mạch 2 của phân tử DNA là mạch dùng làm khuôn trong quá trình phiên mã.
c) Cơ chế 1 là quá trình phiên mã, cơ chế 2 là quá trình dịch mã.
d) Trong số 3 phân tử DNA, mRNA và protein chỉ có 1 phân tử có liên kết hydrogen.
PHẦN III. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6. Thí sinh điền kết quả mỗi câu vào mỗi ô trả lời tương ứng theo hướng dẫn của phiếu trả lời.
Tổng số câu hỏi: 0
Câu 1: Chọn lọc nhân tạo tác động mạnh mẽ đến việc loại bỏ những biến dị di truyền không cần thiết cho
con người, ví dụ như ở ngựa, chọn lọc nhân tạo làm gia tăng tốc độ hình thành dòng thuần chủng mang
những đặc điểm mong muốn. Tuy nhiên, nhiều tính trạng ví dụ như tốc độ (tính trạng số lượng), thường
có nhiều biến thể di truyền. Điều này cũng đúng ngay cả với những tính trạng mà chúng ta biết là chịu áp
lực chọn lọc mạnh.
Các biến dị di truyền này xuất hiện từ đâu và nó tương quan như thế nào với tác động của chọn lọc
tự nhiên. Hãy viết liền các số tương ứng với bốn sự kiện dưới đây theo trình tự của quá trình hình thành
quần thể thích nghi:
1. Khi áp lực chọn lọc mạnh, chọn lọc tự nhiên tích lũy các biến dị có lợi và đào thải các biến dị có hại
ra khỏi quần thể.
2. Đột biến có mối tương quan chặt chẽ với chọn lọc tự nhiên: chọn lọc tự nhiên có xu hướng làm giảm
các biến dị di truyền không thích nghi sao cho tính trạng thích nghi nhất được duy trì trong quần thể.
3. Sự kết hợp giữa đột biến và chọn lọc tự nhiên giúp nhanh chóng tạo ra kiểu hình thích nghi và lan
rộng biến dị có lợi này trong quần thể.
4. Biến dị di truyền xuất hiện do đột biến, ngay cả khi không có tác động của môi trường cũng như chọn
lọc tự nhiên.
Câu 2: Quan sát một tế bào của 1 loài động vật đang phân bào bình thường (hình vẽ bên dưới). Một
nhóm gồm 10 tế bào sinh dục sơ khai loài trên tiến hành nguyên phân 3 lần, các tế bào con tạo ra đều qua
vùng chín giảm phân. Tổng số NST môi trường cung cấp cho nhóm tế bào sinh dục sơ khai thực hiện quá
trình tạo giao tử là bao nhiêu?
Câu 3: Ung thư gan (hay còn gọi là ung thư biểu mô tế bào gan) là một trong những loại ung thư phổ
biến và nguy hiểm nhất trên thế giới. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ung thư gan là
nguyên nhân gây tử vong thứ ba trong số các loại ung thư, chỉ sau ung thư phổi và ung thư đại trực tràng.
Tại Việt Nam, ung thư gan cũng là một trong những nguyên nhân chính gây tử vong do ung thư, đặc biệt
phổ biến ở nam giới.
Có bao nhiêu biện pháp sau đây giúp phòng ngừa ung thư gan (sắp xếp các biện pháp đúng theo thứ tự từ
nhỏ đến lớn)?
1. Kiểm tra và theo dõi sức khỏe gan định kỳ.
2. Ăn thực phẩm chứa nhiều mỡ động vật.
3. Điều trị viêm gan C kịp thời.
4. Tăng cường ăn các loại thực phẩm chống ung thư mỗi ngày.
5. Tiêm phòng vaccine viêm gan B, hạn chế sử dụng rượu bia và thuốc lá.
Câu 4: Ở ruồi giấm Drosophila, màu sắc thân do gene nằm trên đầu mút NST X quy định trong đó allele
kiểu dại quy định kiểu hình thân xám, allele đột biến quy định kiểu hình thân vàng. Trong một thí
nghiệm, các con ruồi đực được chiếu xạ tia X, sau chiếu xạ các con ruồi này được đem lai với ruồi cái
thân vàng. Kết quả lai cho thấy hầu hết con đực ở đời lai có màu thân vàng, nhưng trong hàng ngàn con
ruồi ở F1 có hai con ruồi đực đặc biệt có màu thân xám. Khi cho lai hai con ruồi này với ruồi cái thân
vàng, F2 thu được đời con như sau:
Phép lai 1: Ruồi đực xám (1) x ruồi cái vàng. Kết quả F2 được 100 % cái vàng: 100 % đực xám.
Phép lai 2: Ruồi đực xám (2) x ruồi cái vàng. Kết quả F2 được 1/4 cái vàng: 1/4 cái xám: 1/4 đực vàng:
1/4 đực xám.
Khi nói về sự xuất hiện của con ruồi đực thân xám F1, sắp xếp các giả thuyết sau đây đúng theo thứ tự
từ nhỏ đến lớn?
1. Có thể con đực P có sự chuyển đoạn NST mang gene quy định thân xám đến NST Y.
2. Con đực P có thể có sự chuyển đoạn NST sang NST thường.
3. Gen quy định tính trạng màu sắc thân nằm ở vùng tương đồng trên NST giới tính.
4. Gen quy định tính trạng thân xám trội không hoàn toàn so với thân vàng.
Câu 5: Các loài động vật sinh sản hữu tính thường có tỷ lệ đực : cái xấp xỉ 1 : 1 ở giai đoạn hợp tử. Trongmột số trường hợp, cá thể bố mẹ có thể điều chỉnh tỷ lệ đực cái ở đời con đáp ứng với điều kiện sống
nhất định. Ở loài chim A khi trưởng thành, chim đực thường bay đi chỗ khác trong khi chim cái thườngở lại giúp chim mẹ ấp trứng và chăm “em” (chim giúp việc). Trong điều kiện thuận lợi, người ta nhậnthấy các chim mẹ có 1 đến 2 chim giúp việc sẽ sinh được nhiều chim con sống đến trưởng thành hơn chimmẹ không có chim giúp việc. Người ta nghiên cứu hai nhóm chim ở điều kiện: Nguồn thức ăn thấp (nhóm
1) hoặc nguồn thức ăn cao (nhóm 2) rồi chuyển các tổ chim của hai nhóm sang vùng lãnh thổ có nguồnthức ăn cao (sau khi chuyển tổ). Tỷ lệ đực cái ở chim con trước và sau khi chuyển tổ được trình bày ở
Bảng bên dưới.Nếu cho rằng tỷ lệ đực : cái có thể bị điều chỉnh dựa trên điều kiện sống thực tế. Em hãy sắp xếp các nhận
định sau đây thành các nhận đúng (theo thứ tự từ nhỏ đến lớn) về các yếu tố điều chỉnh tỷ lệ giới tính củaloài chim này?
1. Yếu tố di truyền có thể quyết định khả năng điều chỉnh tỷ lệ đực : cái dựa trên điều kiện sống.
2. Sự điều chỉnh tỷ lệ đực : cái trong quần thể hoàn toàn phụ thuộc vào điều kiện môi trường.
3. Tỷ lệ đực : Cái ở nhóm 2: Sau khi chuyển tổ, tỷ lệ trở về cân bằng hơn và duy trì không đổi.
4. Nếu điều kiện sống liên tục thay đổi, áp lực chọn lọc tự nhiên có thể ưu tiên các cá thể có khả năng điều
chỉnh tỷ lệ đực : cái.
Câu 6: Quá trình hình thành rừng từ các cồn (đồi) cát trong tự nhiên gồm 3 giai đoạn với các loài thực vậtphổ biến gồm loài cỏ Ab, loài cây gỗ Pr và loài có Ss. Giai đoạn sớm (S1) chỉ có các loài thực vật thânthảo, trong đó loài Ab có sinh khối lớn, chiếm hầu hết diện tích cồn cát. Ở giai đoạn trung gian (S2), loài
Ss thay thế hầu hết loài Ab, trong khi loài Pr bắt đầu xuất hiện rải rác ở cuối giai đoạn này. Ở giai đoạn
muộn (S3), loài Pr chiếm lĩnh phần lớn diện tích cồn cát và rừng hình thành. Sự phát tán hạt và khả năng
sinh trưởng được (mọc được) có thể là những nguyên nhân dẫn đến sự xuất hiện hay không xuất hiện củacác loài thực vật ở các giai đoạn diễn thế sinh thái.
Một thí nghiệm được tiến hành trong tự nhiên và thu được Giai kết quả về tỉ lệ tạo cây con khi gieo
hạt của mỗi loài (số đoạn lượng như nhau) đồng thời trên đất ở hai giai đoạn S1 và S3 được trình bày trong
hình bên dưới.
Sắp xếp các nhận định sau đây thành các nhận định đúng (theo thứ tự từ nhỏ đến lớn) về quá trình diễn thếsinh thái được mô tả ở trên?
1. Trong giai đoạn S1, loài Ab là loài chiếm ưu thế hơn hẳn so với các loài khác.
2. Giai đoạn S2, loài Pr bắt đầu xuất hiện và có sự cạnh tranh cao hơn so với loài Ss.
3. Loài Pr không xuất hiện ở giai đoạn S1 do không thể sinh trưởng trong điều kiện cồn cát.
3. Trong giai đoạn S3, loài Pr trở thành loài chiếm ưu thế và Ss giảm dần ảnh hưởng.