Thi Thử Tốt Nghiệp THPT Lịch sử năm 2025 - THPT Lê Văn Thịnh

Thí sinh đọc kỹ đề trước khi làm bài

Thời gian làm bài: 50 phút

Tổng số câu hỏi: 0

Câu 1: Một trong những nước tham gia sáng lập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) năm 1967 là

Câu 2: Thắng lợi nào sau đây dẫn đến sự ra đời của Nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới?

Câu 3: Liên hợp quốc ra đời (1945) nhằm một trong các mục đích nào sau đây?

Câu 4: Nội dung nào sau đây không phải là truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam được hun đúc nên từ lịch sử chống giặc ngoại xâm?

Câu 5: Một trong những nội dung hợp tác của Cộng đồng ASEAN là

Câu 6: Sự ra đời của Cộng đồng ASEAN năm 2015 có ý nghĩa quan trọng nào sau đây?

Câu 7: Các nước ASEAN cần làm gì để giải quyết vấn đề biển Đông hiện nay?

Câu 8: Xu thế toàn cầu hoá đặt ra cho các nước đang phát triển nhiều thách thức, chủ yếu là do các nước này

Câu 9: Theo quyết định của Hội nghị Ianta (2 - 1945), Mĩ được đóng quân tại khu vực nào sau đây?

Câu 10: Mĩ và Liên Xô tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh nhằm mục đích nào sau đây?

Câu 11: Sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, quan hệ giữa Mĩ và Liên Xô đã chuyển sang

Câu 12: Sự lớn mạnh của Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản, Trung Quốc, Liên bang Nga từ sau Chiến tranh lạnh là minh chứng cho xu thế

Câu 13: Vai trò quan trọng hàng đầu của tổ chức Liên hợp quốc đã thực hiện từ khi thành lập đến nay là gì?

Câu 14: Yếu tố quyết định dẫn tới sự xuất hiện xu thế hòa hoãn Đông - Tây trong quan hệ quốc tế từ đầu những năm 70 của thế kỷ XX?

Câu 15: Năm 1959, quốc gia nào sau đây đã lựa chọn con đường đi lên chủ nghĩa xã hội?

Câu 16: Chiến thắng trên sông Bạch Đằng năm 938 của nhân dân Việt Nam có ý nghĩa to lớn là

Câu 17: Sự ra đời tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO, 1949) và tổ chức Hiệp ước Vácsava (1955) là hệ quả trực tiếp của

Câu 18: Sự kiện nào đánh dấu sự “khởi sắc” của tổ chức ASEAN?

Câu 19: Một trong những mục tiêu quan trọng của tổ chức ASEAN là gì?

Câu 20: Xu thế chủ đạo trong quan hệ quốc tế từ sau Chiến tranh lạnh là

Câu 21: Một trong những văn kiện đã nêu rõ kế hoạch xây dựng Cộng đồng ASEAN là

Câu 22: Quá trình mở rộng thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) là một biểu hiện của

Câu 23: Yếu tố nào dưới đây quy định trật tự thế giới chỉ mang tính tương đối?

Câu 24: Thành viên thứ 10 của tổ chức ASEAN là quốc gia nào?

Câu 25: Đọc đoạn tư liệu sau:

“Việc Việt Nam trở thành thành viên đầy đủ của ASEAN là một mốc lịch sử trong quan hệ quốc tế ở Đông Nam Á, đã tăng cường vai trò, vị trị của ASEAN với tư cách một tổ chức khu vực quan trọng, góp phần thúc đẩy xu thể hoà bình, ổn định, hợp tác, phát triển và thịnh vượng chung ở Đông Nam Á. Việt Nam gia nhập ASEAN đã góp phần tạo môi trường khu vực thuận lợi cho sự phát triển của Việt Nam trong sự phát triển chung của khu vực, nâng cao vị trí và vai trò của Việt Nam tại Đông Nam Á".

(Nguyễn Đình Bin (chủ biên), Ngoại giao Việt Nam 1945-2000, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005, tr.351)

a) Việt Nam gia nhập ASEAN là sự kiện quyết định, đưa đến thay đổi căn bản và toàn diện cho ASEAN.

b) Đoạn tư liệu đề cập ý nghĩa và tác động của sự kiện Việt Nam gia nhập ASEAN năm 1995.

c. ASEAN là một tổ chức liên kết quốc tế, việc kết nạp thành viên không có sự phân biệt thể chế chính trị.

d) Việt Nam gia nhập ASEAN là dấu mốc quan trọng của Việt Nam trong quá trình hội nhập khu vực

Câu 26: Đọc đoạn tư liệu, chọn đúng hoặc sai

“So với các tổ chức đã từng tồn tại trước đây trong khu vực, nguyên tắc hoạt động, cơ cấu tổ chức của ASEAN chặt chẽ hơn, nhằm dung hoà lợi ích của các nước thành viên. Khác với các tổ chức tiền thân, ASEAN chủ trương mở rộng tổ chức cho các nước trong khu vực tham gia, theo đúng tinh thần của Tuyên bố Băng Cốc 1967: “Hiệp hội này mở rộng cho tất cả các quốc gia Đông Nam Á tán thành các tôn chỉ, nguyên tắc và mục đích tham gia”.

(Hồng Phong, Tìm hiểu về ASEAN, Nxb Chính trị Quốc gia Sự thật, 2018, tr.16 – 17)

a. Nguyên tắc điều phối hoạt động của ASEAN là biểu hiện rõ nét việc dung hoà lợi ích của các nước thành viên.

b. Việc kết nạp thành viên của ASEAN lâu dài và trở ngại do thể chế chính trị các nước có sự khác nhau.

c) Đoạn tư liệu cho thấy bài học Việt Nam cần liên minh quân sự chặt chẽ với các nước trong khu vực.

d. Nguyên tắc hoạt động của ASEAN khá chặt chẽ là cơ sở để thúc đẩy sự hợp tác, phát triển của tổ chức này.

Câu 27: Đọc đoạn tư liệu, chọn đúng hoặc sai

[Năm 1960] “Đại hội đồng Liên hợp quốc đã thông qua bản Tuyên ngôn về thủ tiêu hoàn toàn chủ nghĩa thực dân, trao trả độc lập cho các quốc gia và dân tộc thuộc địa. Đó là một sự kiện chính trị quan trọng. Như thế, Tuyên ngôn đã khẳng định các nước thực dân đã vi phạm nguyên tắc quan trọng nhất của luật pháp quốc tế, khẳng định rõ ràng cơ sở pháp lí quốc tế của cuộc đấu tranh giành độc lập của các dân tộc bị áp bức”.

(Nguyễn Quốc Hùng, Nguyễn Hồng Quân, Liên hợp quốc và lực lượng gìn giữ hoà bình Liên hợp quốc, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2008, tr.46)

a. Liên hợp quốc đã đưa ra văn bản quan trọng nhằm thủ tiêu hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân thế giới.

b. Lực lượng gìn giữ hoà bình của Liên hợp quốc giúp tổ chức này thực thi nhiệm vụ bảo vệ nền hoà bình của các nước thuộc địa.

c. Bản Tuyên ngôn của Liên hợp quốc đã có tác động tiêu cực đến phong trào đấu tranh giải phóng ở các nước thuộc địa và phụ thuộc trên thế giới.

d. Đây là một trong những văn bản quan trọng thể hiện vai trò và đóng góp của Liên hợp quốc vì sự tiến bộ của nhân loại.

Câu 28: Đọc đoạn tư liệu, chọn đúng hoặc sai

“Bài học của thời kì Chiến tranh lạnh đã chứng tỏ phương thức quan hệ quốc tế lấy đối đầu chính trị - quân sự là chủ yếu không còn phù hợp, phải chịu nhiều tổn thất hoặc thất bại như hai nước Xô – Mỹ và một bị thương, một bị mất. Trong khi đó, phương thức lấy hợp tác và cạnh tranh về kinh tế - chính trị là chính lại thu được nhiều tiến bộ, kết quả như các nước Đức, Nhật và NiCs. Sự hưng thịnh hay suy vong của một quốc gia quyết định bởi sức mạnh tổng hợp của quốc gia đó, mà chủ yếu là thực lực kinh tế và khoa học – kĩ thuật”.

(Vũ Dương Ninh (Chủ biên), Một số chuyên đề lịch sử thế giới, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2001, tr.401)

a. Thực lực kinh tế và khoa học – kĩ thuật có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của một quốc gia.

b. Đoạn tư liệu thể hiện xu thế phát triển chính của thế giới sau Chiến tranh lạnh.

c. Hợp tác về kinh tế - chính trị làm suy yếu tiềm lực phát triển của từng nước.

d. Tình trạng đối đầu về chính trị - quân sự của Mỹ và Liên Xô trong Chiến tranh lạnh khiến cho hai nước chịu nhiều tổn thất.