Thi Thử Tốt Nghiệp THPT Lịch sử năm 2025 - Đề minh họa của Bộ GD&ĐT

Thời gian làm: 50 phút, không kể thời gian phát đề

Tổng số câu hỏi: 0

PHẦN I. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 40. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án.

Câu 1. Sự kiện nào sau đây đã cổ vũ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới?

Câu 2. Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân Xiêm và quân Thanh ở Đại Việt (cuối thế kỉ XVIII) gắn liền với

Câu 3. Liên hợp quốc được thành lập (1945) có mục tiêu nào sau đây?

Câu 4. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á được thành lập (1967) có mục đích nào sau đây?

Câu 5. Cộng đồng ASEAN được thành lập (2015) dựa trên một trong những trụ cột nào sau đây?

Câu 6. Văn bản nào sau đây khẳng định với toàn thể nhân dân Việt Nam và thế giới về sự ra đời của  nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (1945)?

Câu 7. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954), tình đoàn kết chiến đấu của nhân dân  ba nước Đông Dương được thể hiện qua sự kiện nào sau đây?

Câu 8. Trong giai đoạn 1954-1960, nhân dân miền Bắc Việt Nam thực hiện một trong những nhiệm vụ nào sau đây?

Câu 9. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (1986) của Đảng Cộng sản Việt Nam đã đề ra

Câu 10. Đầu thế kỉ XX, Phan Bội Châu có hoạt động ngoại giao ở quốc gia nào sau đây?

Câu 11. Năm 1977, Việt Nam gia nhập tổ chức quốc tế nào sau đây? 

Câu 12. Năm 1920, Nguyễn Ái Quốc có hoạt động nào sau đây?

Câu 13. Một trong những thành tựu chính của công cuộc cải cách, mở cửa ở Trung Quốc (từ năm 1978 đến nay) là

Câu 14. Nội dung nào sau đây là nguyên nhân chủ quan dẫn đến thắng lợi của các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm trong lịch sử Việt Nam (trước Cách mạng tháng Tám năm 1945)?

Câu 15. Một trong những nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ của Trật tự thế giới hai cực I-an-ta là do

Câu 16. Nội dung nào sau đây là thách thức của Cộng đồng ASEAN?

Câu 17. Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975) của nhân dân Việt Nam diễn ra trong  bối cảnh lịch sử nào sau đây? 

Câu 18. Một trong những nội dung trọng tâm của đường lối đổi mới về kinh tế ở Việt Nam (từ tháng 12-1986) là

Câu 19. Hoạt động đối ngoại nào sau đây của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa không có trong thời  kì từ năm 1954 đến năm 1975? 

Câu 20. Hồ Chí Minh được nhân dân Việt Nam và thế giới vinh danh vì lý do nào sau đây?

Câu 21. Từ cuối thế kỉ XX, yếu tố nào sau đây góp phần gia tăng sức mạnh tổng hợp và vị thế quốc  tế của Trung Quốc, Ấn Độ và Liên minh châu Âu?

Câu 22. Nội dung nào sau đây là bài học xuyên suốt trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước  của Việt Nam được vận dụng vào công cuộc Đổi mới và hội nhập quốc tế hiện nay?

Câu 23. Những thành tựu của công cuộc Đổi mới ở Việt Nam (từ năm 1986) để lại bài học kinh nghiệm nào sau đây cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay?

Câu 24. Từ năm 1945 đến năm 1969, Hồ Chí Minh có một trong những đóng góp nào sau đây đối với cách mạng Việt Nam? 

PHẦN II. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. 

Câu 1. Cho những thông tin trong bảng sau đây: 

a) Bảng thông tin trên thể hiện các sự kiện của Trật tự thế giới hai cực I-an-ta.

b) Mối quan hệ giữa Liên Xô và Mỹ chuyển từ đồng minh chiến lược sang cạnh tranh và đối đầu.

c) Sự thành lập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương và Tổ chức Hiệp ước Vác-sa-va thể hiện sự xói mòn của Trật tự thế giới hai cực I-an-ta.

d) Các cuộc chiến tranh cục bộ trong thập niên 50 của thế kỉ XX đã làm thay đổi thế và lực theo hướng có lợi cho Mỹ.

Câu 2: Cho đoạn tư liệu sau đây:

Hội nghị Trung ương lần thứ 15 đề ra nhiệm vụ cách mạng Việt Nam ở miền Nam [...] là giải phóng miền Nam khỏi ách thống trị của đế quốc và phong kiến, thực hiện độc lập dân tộc và người  cày có ruộng, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam, xây dựng một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh,...”. 

(Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng, Toàn tập, Tập 20 (1959), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2002, tr.81) 

a) Đoạn tư liệu trên đề cập đến nhiệm vụ cơ bản của cách mạng miền Nam Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.

b) Nghị quyết 15 (1959) do Đảng Cộng sản Đông Dương đề ra, xác định nhiệm vụ cơ bản là tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam.

c) Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, cách mạng miền Nam Việt Nam góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chiến lược của cách mạng hai miền Nam – Bắc.

d) Nghị quyết 15 (1959) đã kế thừa quan điểm của Đảng Lao động Việt Nam về sử dụng bạo lực cách mạng sau khi Hiệp định Giơnevơ 1954 về Đông Dương được kí kết.

Câu 3: Cho đoạn dữ liệu sau đây:

“Trong 10 năm thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020, [...] đất nước ta đã đạt được nhiều thành tựu rất quan trọng, khá toàn diện trên hầu hết các lĩnh vực. Thế và lực của nước ta đã lớn mạnh hơn nhiều; quy mô, tiềm lực, sức cạnh tranh của nền kinh tế được nâng lên; tính tự chủ của nền kinh tế được cải thiện [...]. Chất lượng tăng trưởng kinh tế từng bước được cải thiện, cơ cấu kinh tế bước đầu dịch chuyển sang chiều sâu, hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào cho nền kinh tế được cải thiện đáng kể, tăng độ mở nền kinh tế và thu hút đầu trực tiếp nước ngoài (FDI) lớn”

(Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII (2021), Tập 1, NXB Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2021, tr.209-210) 

a) Trong quá trình hội nhập, Việt Nam từng bước vượt qua khủng hoảng kinh tế-xã hội, được xếp vào nhóm nước có thu nhập cao ở châu Á.

b) Cơ cấu kinh tế Việt Nam bước đầu dịch chuyển sang chiều sâu, tăng tỉ trọng ngành nông nghiệp.

c) Giai đoạn 2011 - 2020, nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đóng vai trò quyết định đối với sự phát triển nền kinh tế Việt Nam.

d) Đoạn tư liệu trên đề cập đến một số thành tựu cơ bản của Việt Nam trong công cuộc Đổi mới, giai đoạn 2011 - 2020.

Câu 4. Cho đoạn tư liệu sau đây: 

Việt Nam gia nhập ASEAN là một dấu mốc lịch sử, mở ra một thời kì mới trong quan hệ giữa nước ta và các nước láng giềng ở khu vực, là điều mà Bác Hồ luôn mong mỏi [...]. Đây là bậc thang đầu tiên nhưng rất vững chắc để chúng ta có thể đi lên những bậc thang cao hơn, hội nhập với thế giới nhằm tạo ra một môi trường xung quanh rất thuận lợi. Nhờ có ASEAN mà vị thế của Việt Nam được nâng lên tầm cao mới”

(Vũ Khoan, Việt Nam gia nhập ASEAN - Bậc thang đầu tiên của hội nhập, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội, 2021, tr.202) 

a) Với việc gia nhập ASEAN, Việt Nam đã hoàn thành quá trình hội nhập khu vực và quốc tế.

 b) Đoạn tư liệu trên đề cập đến ý nghĩa sự kiện Việt Nam gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á.

c) Sự kiện Việt Nam gia nhập ASEAN mở đầu cho quá trình hòa giải giữa nhóm các nước sáng lập ASEAN và ba nước Đông Dương.

d) Việt Nam gia nhập ASEAN đã giải quyết được những bất đồng về chính trị và lợi ích kinh tế trong hợp tác nội khối của ASEAN.